Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Talent Acquisition là gì? Hiểu đúng vị trí Talent Acquisition hiện nay ở các Công ty

Talent Acquisition là gì? Hiểu đúng vị trí Talent Acquisition hiện nay ở các Công ty

Talent Acquisition là khái niệm nói đến một công việc liên quan đến Tuyển dụng nhân sự trong công ty để đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian đáp ứng nhân sự trong cả ngắn hạn và dài hạn theo Tầm nhìn chiến lược của công ty.

Talent Acquisition là gì

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng nâng cao cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Talent Acquisition là gì? Hiểu đúng vị trí Talent Acquisition hiện nay ở các Công ty.

Trong bài học Công việc Tuyển dụng là làm gì? mình đã cùng nhau vẽ lên chân dung của vị trí này để các bạn newbie có thể tham khảo và định hình được nếu mình theo đuổi trong tương lai. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, mọi người lại được nghe thêm một khái niệm mới là Talent Acquisition, có phải là khái niệm thay thế Tuyển dụng (Recruitment) hay không? Mình sẽ cùng nhau làm rõ trong bài học ngày hôm nay các bạn nhé!

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Talent Acquisition là gì?

Theo nghĩa Việt hoá thì Talent Acquisition là Thu hút nhân tài, và trong thực tế doanh nghiệp thì hay được gọi tắt là TA. Khái niệm TA thường được sử dụng để nói về Talent Acquisition thay vì Thu hút nhân tài. Theo mình có lẽ để cho nó ngắn gọn, đơn giản và phản ánh đúng nhất khái niệm của vị trí công việc này thay vì Việt hoá.

Talent Acquisition là khái niệm nói đến một công việc liên quan đến Tuyển dụng nhân sự trong công ty để đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian đáp ứng nhân sự trong cả ngắn hạn và dài hạn theo Tầm nhìn chiến lược của công ty. Ở đây mình muốn nhấn mạnh từ dài hạn để tránh nhầm lẫn với Tuyển dụng mà mình sẽ cùng nhau làm rõ điểm khác biệt ở phần tiếp theo.

Talent Acquisition có gì khác biệt so với Tuyển dụng (Recruitment)?

Nhiều bạn cũng từng thắc mắc, cũng là một chức danh liên quan đến việc tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty thì tại sao lại vẽ ra thêm khái niệm TA (Talent Acquisition) này làm gì? Khái niệm Tuyển dụng (Recruitment) là quá đủ rồi? Mình cùng liệt kê ra một số điểm khác biệt lớn nhất để các bạn mới tìm hiểu Nghề Nhân sự có thể tham khảo như sau:

Thể hiện một chiến lược dài hạn: Theo mình đây là điểm khác biệt lớn nhất, các ý phân tích bên dưới cũng chỉ làm rõ thêm cho điểm khác biệt lớn này. Khi nói đến Tuyển dụng, tức là nói đến việc đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân sự ngắn hạn do nghỉ việc hoặc tăng mới theo đề xuất của các phòng ban theo tháng, quý, năm hoặc đột xuất. Còn khi nói đến TA, tức là nói đến một chiến lược tuyển dụng nhân sự dài hơn dựa trên Tầm nhìn chiến lược của công ty ít nhất là trong 3 đến 5 năm tiếp theo. 

Một ví dụ đơn giản: Tầm nhìn trong 3 năm tiếp theo của công ty A là trở thành mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất cả nước với 2.000 cửa hàng, điều đó đồng nghĩa ngoài việc tuyển dụng số lượng lớn nhân viên bán hàng theo lộ trình mở cửa hàng, thì bài toán tuyển quản lý cũng sẽ nan giải. Như vậy, TA phải gắn thêm chiến lược tuyển các bạn bán hàng có background tốt và sẽ được định hướng lộ trình phát triển dựa trên khung năng lực để có thể được phát triển lên vị trí cao hơn theo một lộ trình vạch sẵn. Như vậy, ngoài việc tuyển mới 50%, thì 50% còn lại sẽ là phát triển nội bộ.

Còn với Tuyển dụng, nhận yêu cầu tuyển dụng sẽ tuyển 300 nhân sự trong 3 tháng theo lộ trình theo thứ tự 50 - 100 - 150, thì họ sẽ lên plan và cố gắng hoàn thành kết quả này theo yêu cầu và đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời gian. 

Đôi khi được hiểu Talent Acquisition có level cao hơn: Đây cũng có thể xem là một khác biệt khi nói về TA. Vì rõ ràng với những yêu cầu và mục tiêu công việc gắn với tầm nhìn của công ty thì những yêu cầu với vị trí này chắc chắn sẽ cao hơn. Và thực tế trên các trang web tuyển dụng hiện nay, thì vị trí TA sẽ có thu nhập cao hơn so với vị trí Tuyển dụng (Recruiter). Và có thể hiểu, Tuyển dụng là một phần trong TA.

Full Life Cycle RecruitingCó thể hiểu nôm na là quy trình tuyển dụng nó sẽ có xu hướng theo hình tròn thay vì điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Điều này chỉ muốn làm rõ thêm rằng với TA thì nguồn data ứng viên sẽ được khai thác và quản lý tốt hơn thay vì chỉ kết thúc ở giai đoạn ứng viên nhận việc. Đơn giản là vì với TA, họ đã có vạch ra tầm nhìn nhu cầu nhân sự dài hạn hơn, nên cho dù chưa có yêu cầu tuyển dụng trong thực tế, nhưng họ đã chuẩn bị sẵn một Talent Pool phù hợp để khi nhu cầu nhân sự được kích hoạt, họ đã có trên 50% nguồn ứng viên phù hợp.

Ví dụ đơn giản: Công ty A đang có 2 chi nhánh miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Trong quá trình tuyển và sàng lọc ứng viên vị trí Quản lý cho 2 vùng thì có 10 CV có yêu cầu cao hơn so với yêu cầu của công ty và họ tạm thời từ chối cơ hội. Tuy nhiên, bạn TA đã nắm được rằng trong 12 tháng tiếp theo thì công ty sẽ có nhu cầu có 1 quản lý chung cho cả 2 vùng này với yêu cầu cao hơn và thu nhập tốt hơn, nên 10 ứng viên này được bạn TA kết nối và duy trì giao tiếp ở một mức độ gần gũi để có thể tiếp cận lại trong tương lai gần.

Ngược lại, với vị trí Tuyển dụng thì đôi khi họ chỉ cố gắng hoàn thành tuyển được vị trí quản lý vùng theo yêu cầu hiện tại sao cho đủ số lượng, chất lượng và thời gian. Có thể coi như họ đã hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình.

Đôi khi được hiểu Talent Acquisition có nhiều yêu cầu về kỹ năng hơn: Đây cũng có thể xem là đúng như quan điểm TA có level cao hơn mình đã trình bày ở trên. Đầu tiên theo mình đó là mindset về tầm nhìn dài hạn, dự báo xu hướng nguồn nhân lực trên thị trường lao động hiện tại và tương lai, tư duy về số liệu (data driven), xây dựng thương hiệu tuyển dụng, quy trình onboarding, trải nghiệm ứng viên...

Và, trên đây chỉ là một trong số điểm khác biệt nổi bật mà mình trích dẫn. Nếu các bạn đang làm tuyển dụng và muốn up level lên một nấc thang mới là TA thì có thể tham khảo một số khác biệt mà mình đưa ra để có thể bổ sung các kỹ năng còn thiếu hay còn gọi là khoảng trống năng lực để có thể tự tin ứng tuyển trong tương lai gần. Hay nếu công ty bạn hiện tại không có chức danh này thì cũng không sao, hãy tự xem mình là một TA để có cái nhìn bao quát hơn khi làm công việc, mình tin bạn sẽ được đánh giá cao hơn.

Hiểu đúng về Talent Acquisition hiện nay ở các công ty?

Các bạn lưu ý là phần này sẽ mang góc nhìn cá nhân của mình, dựa trên các Mô tả công việc đang tuyển dụng vị trí Talent Acquisition nên có thể sẽ có những sai khác nhất định so với quan điểm cá nhân khác mà bạn được nghe.

Cách gọi theo trend: Mình thấy tình trạng này không hiếm gặp, các vị trí tuyển dụng với tiêu đề Chuyên viên tuyển dụng / Talent Acquisition. Có thể là ở công ty này, 2 khái niệm này khá tương đồng, hoặc ghi tiêu đề để bắt từ khoá khi ứng viên tìm việc theo tiêu đề. Theo mình, với trường hợp này bạn hãy đọc kỹ mô tả công việc và mức thu nhập đưa ra, nếu phù hợp thì bạn vẫn có thể cân nhắc ứng tuyển.

Công ty dùng để chia level trong team Tuyển dụng: Một số công ty có đội ngũ nhân sự tuyển dụng đông thường dùng chức danh TA để chia level các nhân sự cùng phụ trách mãng này. Ví dụ như là vị trí Admin / Sourcing / Recruiter / TA...Quan trọng nhất là Phạm vi công việc (Scop of work) trong Mô tả công việc của từng vị trí. Ví dụ: Có công ty thì JD của bạn TA khác JD vị trí Recruiter là có thêm phần phụ trách về Employee Branding...

Quan trọng nhất vẫn là Mô tả công việc: Có một số công ty thì mình lại thấy với TA sẽ được thêm một số yêu cầu khác nữa như là Quan hệ lao động, Ký kết Hợp đồng lao động...với BU mà họ phụ trách. Cho nên, khi muốn ứng tuyển vào vị trí nào đó, hãy nghiên cứu kỹ JD có phù hợp với điểm mạnh của bạn không nhé! Vì không phải tất cả các chức danh TA đều giống nhau ở các công ty.

Đặt một kỳ vọng cao hơn ở team Tuyển dụng: Đa số các bạn làm Tuyển dụng trước đây thì họ chỉ quan tâm đếm việc hoàn thành yêu cầu tuyển dụng theo kế hoạch, theo từng giai đoạn và ít quan tâm đến tác động của việc tuyển này đến kết quả kinh doanh cuối cùng. Và với TA, gần như mục tiêu tuyển dụng nhân sự được gắn liền với mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn của doanh nghiệp, cho nên ít nhiều sẽ giúp bộ phận chức năng tuyển dụng có tiếng nói hơn, thay vì chỉ chạy theo đáp ứng yêu cầu một cách thụ động.

Trên đây là một số nội dung chính mà mình đã cùng nhau trao đổi về Talent Acquisition là gì? Hiểu đúng vị trí Talent Acquisition hiện nay ở các Công ty. Mặc dù đã cố gắng kiểm tra kỹ nội dung cung cấp, tuy nhiên vẫn có thể có những sai sót nhỏ ngoài mong muốn, bạn có thể để lại phản hồi hoặc câu hỏi vào comment bên dưới để mình ghi nhận và giải đáp cho các bạn nhé! Trân trọng!

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook