Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Tiền lương KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?

Tiền lương KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?

Khá nhiều công ty đang đóng Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động ở mức thấp hơn mức lương thực nhận hàng tháng. Là một newbie mới đi làm, nhiều bạn có băn khoăn là không biết công ty làm vậy đã đúng quy định hay chưa?


Chào mừng các bạn đang đến với series Hỏi đáp Nghề Nhân sự cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Tiền lương KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?

Khá nhiều công ty đang đóng Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động ở mức thấp hơn mức lương thực nhận hàng tháng. Là một newbie mới đi làm, nhiều bạn có băn khoăn là không biết công ty làm vậy đã đúng quy định hay chưa? Vì các bạn thấy Quy chế lương công ty có phần tiền thưởng hoàn thành công việc hàng tháng (KPI) và công ty không tính phần này vào mức đóng của người lao động. Cùng tìm hiểu bạn nhé!

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Lương KPI là gì? Cách xây dựng lương KPI

Hiện tại khá nhiều công ty xây dựng và áp dụng cơ cấu trả lương cho người lao động có bao gồm phần lương KPI, nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên và khi hoàn thành các định mức, chỉ tiêu công việc này họ sẽ được nhận thêm khoản lương/thưởng tương xứng với năng lực và giá trị đóng góp.

KPI (Key Performance Indicator) được dùng để làm thước đo hiệu quả công việc của nhân viên hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nếu công ty dùng KPI để xem là tiêu chí trả lương hàng tháng thì sẽ phải xây dựng chỉ tiêu có thể định lượng, đo lường được theo tháng dựa trên thực tế.

Bạn có thể tham khảo một trong các cách xây dựng và trả lương theo KPI tháng mà mình đã từng nhắc đến trong bài học Tìm hiểu hệ thống lương 3P. Tức là công ty sẽ chia cơ cấu thu nhập của người lao động thành 3 phần:

Thu nhập = P1 + P2 + P3. 

- P1 (Position) - Pay or position: Trả lương theo vị trí công việc. Doanh nghiệp trả lương hàng tháng cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và có năng lực thế nào. Thông thường các Công ty sẽ căn cứ trên thang bảng lương để trả P1 này.

- P2 (Person) - Pay for Person: Trả lương theo năng lực. Dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương xứng với năng lực đó. Với các doanh nghiệp đang hoạt động thì phần P2 này có thể được thể hiện trong Quy chế lương thưởng.

- P3 (Performance) - Pay for Performance: Trả lương theo kết quả đạt được. Phần lương này nhân viên có thể được nhận hàng tháng hoặc hàng quý tùy chính sách công ty.

Hoặc một số công ty khác sẽ không đưa phần P3 vào cơ cấu trả lương, mà xây dựng độc lập thành một cơ chế thưởng hàng tháng riêng để có thể dễ dàng thay đổi điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp. Nếu áp dụng phần nầy thì cần có sự đồng thuận của người lao động để tránh việc thiếu công khai, minh bạch. Và công ty cần cam kết chi trả phần lương KPI này bằng văn bản sẽ tốt hơn.

Có được trừ lương khi không đạt KPI không?

Mình có thể lấy ví dụ cho trường hợp này theo cơ cấu trả lương 3P (P1: Lương cứng theo thoả thuận; P2: Các khoản phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp khác; P3 được xem là phần lương theo mức độ hoàn thành công việc). Vậy nếu người lao động không hoàn thành chỉ số công việc thì có được trừ vào phần P1 và P2 không?

Theo mình thì công ty chỉ nên xây dựng mức lương P3 từ 0 đồng trở lên, chứ không nên xây dựng phần âm (tức là mức giảm trừ/phạt). Mình ví dụ ở một công ty A, xây dựng phần lương KPI này sẽ từ - (âm) 5 triệu đến max 5 triệu; Tức là nếu không hoàn thành chỉ tiêu có thể bị trừ lương tới 5 triệu và thưởng tối đa là 5 triệu vào lương của tháng đó luôn.

Phần lương P1 và P2 là phần lương đã thương lượng với người lao động dựa trên thoả thuận ban đầu, và nếu có thể hiện rõ trong Hợp đồng lao động thì công ty không được trừ/phạt vào phần này (Tham khảo điều 102 Bộ luật Lao động 2019).

Đối với các trường hợp nhân viên nhiều tháng không thể hoàn thành chỉ tiêu công việc và không có thiện chí cải thiện, cố gắng thì có thể đưa thành quy định xử lý trong Nội quy lao động; Hình thức kỷ luật cao nhất có thể áp dụng là sa thải.

Mỗi công ty có một cách áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu cách tính thưởng phạt mập mờ, không ban hành thành văn bản thì rất khó tạo niềm tin cho người lao động, đặc biệt là các vị trí sales. Các trường hợp này sẽ khó tuyển dụng đầu vào, cũng như không thể giúp cho nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân.

Lương KPI có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

Mình sẽ phân tích 2 trường hợp xảy ra theo quy định của Luật hiện hành, các bạn lưu ý là thông tin này có thể sẽ không còn chính xác nếu có thay đổi, điều chỉnh. Và cần tham khảo ý kiến chuyên gia tại công ty để tránh phát sinh ngoài mong muốn.

Trường hợp 1: Công ty cố tình tách nhỏ lương của người lao động để giảm mức đóng các khoản Bảo hiểm bắt buộc. Phần lương KPI này là một mức cố định hàng tháng, chỉ tách ra trên bảng lương chứ không có tiêu chí đánh giá và không có kết quả đánh giá chi tiết hàng tháng.

=> Trường hợp này sẽ được xem là sai quy định, và phần lương KPI này phải tính vào mức lương đóng BHXH bắt buộc của người lao động.

Trường hợp 2: Công ty có xây dựng quy chế lương rõ ràng. Phần lương KPI này có tiêu chí, trọng số và được đánh giá thực tế hàng tháng dựa trên kết quả làm việc thực của nhân viên. Và mức lương KPI sẽ là không cố định và tuỳ thuộc vào mức hoàn thành công việc của nhân viên.

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương sẽ phải đóng BHXH. Tuy nhiên, khoản lương KPI lại không cố định và phụ thuộc vào kết quả hoàn thành công việc nên sẽ không phải đóng BHXH tính tới thời điểm này.

Lương KPI có phải đóng thuế TNCN không?

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012 thì tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Phần lương theo KPI (hoặc thưởng KPI) được tính và chi trả theo hiệu quả công việc; Và không thuộc các khoản trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế TNCN. Do đó, tiền lương KPI cũng sẽ được cộng vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế . 

Cách tính thuế TNCN: Bạn vui lòng tham khảo chi tiết ở bài học Hướng dẫn tính thuế Thu nhập cá nhân trên blog / Kênh Youtube / Podcast của HRVN ACADEMY.

  • Mức thuế TNCN của người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam: Mức thuế 20%
  • Mức thuế TNCN của người lao động ký HĐLĐ dưới 3 tháng: Mức thuế 10%, nếu thu nhập thực nhận từ 2 triệu trở lên.
  • Mức thuế TNCN của người lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên: Theo biểu thuế lũy tiến từ 5% đến 35%


BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN ĐÓNG BHXH VÀ THUẾ TNCN

STTKhoản lương theoBHXHThuế TNCN
1Tiền lương

Lương chính (Theo thang bảng lương)

Lương tăng caKo    
2Tiền thưởng

Cố định hàng tháng

Không cố định, Lễ, TếtKo
3Khoản phụ cấp lương

Chức danh, trách nhiệm, thâm niên, khác...

Độc hại, thu hút, thôi việc,khác...Ko
4Khoản phúc lợi, hỗ trợ khác

Tiền ăn ca (Chỉ áp dụng mức >730k)

Điện thoại, Đi lại, Nhà ở...Ko

Du lịch bằng tiềnKo

Chi phí đào tạoKoKo


Trên đây là một số nội dung chính mà mình đã cùng nhau trao đổi về Tiền lương KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không? Mặc dù đã cố gắng kiểm tra kỹ nội dung cung cấp, tuy nhiên vẫn có thể có những sai sót nhỏ ngoài mong muốn, bạn có thể để lại phản hồi hoặc câu hỏi vào comment bên dưới để mình ghi nhận và giải đáp cho các bạn nhé! Trân trọng!

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook