Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Các quyền lợi của người lao động từ 2021

Cùng tìm hiểu quyền lợi nổi bật được bổ sung trong Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021

Như các bạn đã biết, từ ngày 1/1/2021 thì Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Bộ luật Lao động 2019 giúp giải quyết một số hạn chế của Bộ luật Lao động cũ, cũng như bổ sung thêm các quyền lợi cho người lao động. Mình cùng nhau tìm hiểu các bạn nhé!

Các quyền lợi của người lao động từ 2021

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học C&B cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Các quyền lợi của người lao động từ 2021.

Như các bạn đã biết, từ ngày 1/1/2021 thì Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Bộ luật Lao động 2019 giúp giải quyết một số hạn chế của Bộ luật Lao động cũ, cũng như bổ sung thêm các quyền lợi cho người lao động. Mình cùng nhau tìm hiểu các bạn nhé!

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Thêm ngày nghỉ được hưởng lương

Theo Bộ luật lao động cũ, người lao động có tổng cộng 10 ngày nghỉ có lương bao gồm:

Tết Dương lịch 01/01: nghỉ 01 ngày;
Tết Âm lịch: nghỉ 05 ngày;
Ngày 30/4: nghỉ 01 ngày;
Ngày Quốc tế lao động 01/5: nghỉ 01 ngày;
Quốc khánh 02/9: nghỉ 02 ngày, tăng 01 ngày so với trước đây;
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3AL: nghỉ 01 ngày.

Như vậy là từ 2021, người lao động sẽ có tổng cộng 11 ngày nghỉ có lương trong năm. Đây cũng là một trong những quyền lợi quan trọng được bổ sung cho người lao động được đánh giá khá cao.

Người lao động được nhận phiếu lương chi tiết hàng tháng

Một số công ty đã và đang thực hiện gửi phiếu lương chi tiết hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít công ty vẫn chưa thực hiện việc này, ít nhiều tạo ra sự không minh bạch và ảnh hưởng quyền lợi của người lao động.

Việc đưa điều này thành một quy định bắt buộc trong Bộ luật Lao động cũng là một điều đáng hoan nghênh. Chi tiết tại Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 có nêu rõ: Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Bổ sung thời gian nghỉ giữa giờ cho NLĐ có thời gian làm việc từ 06 giờ/ngày làm việc

Bộ luật Lao động 2012 chỉ ghi nhận thời gian nghỉ giữa giờ đối với trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ. Tuy nhiên, chỉ trường hợp làm việc theo ca liên tục 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa ca được tính vào giờ làm việc.

Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2019 đã có vài điều chỉnh có lợi hơn cho Người lao động tại Điều 109 và Điều 64 Nghị định 145 như sau:

Phí chuyển khoản tiền lương sẽ do công ty trả

Hiện tại, gần như đa số các công ty đều đang chi trả lương qua tài khoản ngân hàng. Và thực tế là các công ty sẽ yêu cầu nhân viên sử dụng tài khoản nhận lương do công ty chỉ định, thường là cùng ngân hàng với công ty để giảm chi phí. Và cũng rất ít công ty tính phí chuyển khoản lương này trừ vào lương của người lao động.

Tuy nhiên, có một số công ty không chỉ định tài khoản nhận lương nên khi chi trả lương cho nhân viên sẽ khấu trừ phí chuyển khoản liên ngân hàng này vào lương của người lao động. Với quy định mới này thì công ty phải chịu khoản phí này. Tuy không quá lớn nhưng vẫn là một quyền lợi dành cho người lao động đáng hoan nghênh.

Được ủy quyền cho người khác nhận lương trong trường hợp bất khả kháng

Bộ luật Lao động 2012 không có quy định này, nhưng thực tế các công ty vẫn linh động chi trả lương trong trường hợp bất khả kháng người lao động không thể nhận lương với điều kiện có giấy ủy quyền được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Và từ ngày 1/1/2021, điều này đã được cụ thể hóa trong Bộ luật Lao động 2019 chứ không phải do sự linh động của công ty nữa. Được quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động là trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Có một số diễn đàn đã đưa ra chủ đề vui về việc này như là: Từ năm 2021, chồng đi làm thì lương sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ. Điều này theo mình là hoàn toàn chưa chính xác. Công ty sẽ căn cứ trên lý do chính đáng của người lao động vì sao không thể nhận được lương mà phải ủy quyền cho người khác. Sau đó mới thực hiện chi trả theo đề xuất của người lao động.

Lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày vào ngày “đèn đỏ” 

Theo Khoản 3 Điều 80 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021 nêu rõ rằng lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ "đèn đỏ" sẽ do chủ sử dụng lao động và NLĐ thỏa thuận, nhưng tối thiểu 3 ngày làm việc mỗi tháng.

Tức là lao động nữ làm trọn ngày đèn đỏ (không nghỉ 30 phút tính vào giờ làm việc mỗi ngày, tối thiểu 03 ngày/tháng) thì ngoài việc được hưởng nguyên lương ngày đó sẽ được nhận thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ với 02 điều kiện:

- Lao động nữ chủ động không nghỉ. 
- Người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm.

Như vậy, nếu người lao động muốn làm trọn ngày nhưng người sử dụng lao động không đồng ý thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải trả thêm tiền lương cho người lao động.

Khi quy định này đi vào thực tế, sẽ có một vài vướng mắc và bối rối khi áp dụng. Thực tế thì đối với khối office dù quy định này chưa có thì vẫn linh hoạt hỗ trợ các lao động nữ điều này. Tuy nhiên với khối sản xuất và đặc thù lao động nữ đông thì đây cũng là vấn đề khi kiểm soát. Nên một số công ty họ quy ra thành 2.5 ngày phép/năm - for women only tức là chỉ dành cho lao động nữ, để không mất thời gian theo dõi và kiểm soát, người lao động  nữ cũng linh động hơn trong việc xử lý ngày "đèn đỏ" của mình.

Thêm quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động

Theo điều 36 của Bộ luật Lao động 2019, thì ngoài các quy định cũ đã bổ sung thêm các quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho người lao động được đánh giá là tăng sự bảo vệ cho họ như sau:

- Bị quấy rối tình dục nơi làm việc. Điều này giúp giải quyết tình trạng khá nhức nhối và khó nói chốn công sở. Với quy định này thì công ty sẽ phải tăng cường các biện pháp bảo vệ, cũng như có quy định rõ ràng về việc xử lý các trường hợp này trong Nội quy lao động của doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động. 

Quy định này giúp hạn chế việc nhiều công ty thổi phồng sự thật về công việc để thu hút người lao động nhưng sau đó lại không thực hiện mà chỉ hứa suông, hoặc các hành vi lừa đảo người lao động. Và ngược lại, Công ty cũng có quyền đơn phương chấp dứt Hợp đồng lao động nếu Người lao động cung cấp thông tin về nhân thân, bằng cấp...không trung thực.

Trên đây là một số quyền lợi nổi bật được bổ sung trong Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Người đi làm cần nắm để đảm bảo quyền lợi cho mình, còn người làm Nghề Nhân sự thì cần hiểu rõ để có thể đảm bảo tính pháp lý và không phát sinh sai sót khi xử lý công việc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc đóng góp nào vui lòng để lại commnet bên dưới, mình sẽ cố gắng phản hồi cho các bạn trong thời gian sớm nhất.

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook