Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Phỏng vấn bằng câu hỏi follow up

Câu hỏi follow up thường được sử dụng khi ứng viên kể về các nhiệm vụ chính (task) đã làm trong quá khứ
Bạn có thể áp dụng cách đặt câu hỏi follow up để phỏng vấn và đánh giá các kinh nghiệm mà ứng viên cung cấp để xác định tính chính xác của thông tin. 

Phỏng vấn bằng câu hỏi follow up

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Phỏng vấn bằng câu hỏi follow up.

Trong bài học Các kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp, chúng ta đã nhắc đến cách phỏng vấn bằng câu hỏi follow up (câu hỏi đuổi). Bạn có thể áp dụng cách đặt câu hỏi follow up này để phỏng vấn và đánh giá các kinh nghiệm mà ứng viên cung cấp để xác định tính chính xác của thông tin. 

Câu hỏi follow up là gì?

Câu hỏi follow up thường được sử dụng khi ứng viên kể về các nhiệm vụ chính (task) đã làm trong quá khứ, các thành tích đã đạt được...người phỏng vấn sẽ sử dụng dạng câu hỏi follow up này.

Tức là dựa trên các tình huống kinh nghiệm của ứng viên đưa ra, bạn sẽ hỏi tiếp các thông tin chưa được làm rõ hoặc họ cố tình không nhắc đến. Điều này giúp bạn phát hiện ứng viên có nói dối hay không. Hoặc là các kinh nghiệm đó của ứng viên có thực sự có ý nghĩa hay không. 

Và bài này, mình cùng nhau làm rõ hơn về cách sử dụng dạng câu hỏi follow up như thế nào cho chính và đạt hiệu quả cao nhất.

Đặt câu hỏi follow up theo mô hình STAR

- S: Situation - Tình huống: Tức là bạn sẽ đặt những câu hỏi để khai thác một tình huống có thật trong quá khứ mà ứng viên kể cho bạn trong quá trình phỏng vấn.

- T: Task - Nhiệm vụ: Bạn tiếp tục đặt các câu hỏi để khai thác những công việc, nhiệm vụ mà ứng viên đã được phân công trong hình huống trên.

- A: Action - Hành động: Bạn sẽ khai thác tiếp những hành động mà ứng viên đã làm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- R: Result - Kết quả: Thu thập kết quả cuối cùng mà ứng viên đã đạt được. Bạn sẽ tự có những đánh giá riêng của mình thay vì chỉ nghe kết quả mà ứng viên trình bày.

Mình cùng tóm tắt là các bước đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp theo mô hình STAR như sau: Khi nói về kinh nghiệm làm việc, ứng viên sẽ đưa ra cho bạn một hoặc nhiều tình huống trong qua khứ mà họ đã từng thực hiện.

Sau đó, bạn sẽ đặt câu hỏi follow up này đi theo trình tự các bước của mô hình STAR đã được chia sẻ ở trên để khai thác thêm các thông tin mà ứng viên không nói hoặc cố tình không nói ra. 

Và từ đó, bạn có thêm cơ sở hơn để xác định thông tin ứng viên đưa ra là đúng hay không, tình huống đó có thực tế hay không => Kinh nghiệm ứng viên có thật hay không. Và bạn sẽ tự có câu trả lời để so sánh với kết quả mà ứng viên cung cấp.

Tình huống phỏng vấn bằng câu hỏi follow up theo mô hình STAR

Tình huống: Bạn cần tuyển vị trí Chuyên viên kỹ thuật điện và không yêu cầu kinh nghiệm. Đối tượng ứng viên bạn nhắm đến là các bạn học chuyên ngành điện mới ra trường, đã từng thực tập chuyên môn từ 3 tháng trở lên.

Với trường hợp này thì bạn sẽ lên bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên thành tích học tập, đồ án tốt nghiệp và quá trình thực tập của ứng viên. Chi tiết như sau:

- Ứng viên A: Tôi đã từng giành giải nhất trong cuộc thi Robocon tại trường và có 6 tháng thực tập tại Phòng kỹ thuật bảo trì của một Công ty sản xuất.

Mình cùng nhau tìm hiểu cách đặt câu hỏi follow up theo mô hình STAR để xác định xem việc bạn ứng viên A từng đạt giải nhất cuộc thi Robocon có thật không và có mang lại kinh nghiệm gì thực tế cho bạn ấy hay không?

- Người phỏng vấn: Bạn sẽ dùng Mô hình STAR để đặt câu hỏi như sau:

 + "S": Cuộc thi đó năm nào? Quy mô trường, khoa, hay một khu vực quận, thành phố => Nhằm xác định xem giải nhất robo con đó quy mô ra sao.

 + "T": Bạn làm robocon với ai? ai đóng vai trò chỉ đạo? team bạn có bao nhiêu người => Xác định xem bạn ấy là người chịu trách nhiệm chính hay chỉ phụ các công việc lặt vặt.

+ "A": Nếu bạn ứng viên A đóng vai trò chính thì mình tiếp tục khai thác quá trình bạn ấy đã quản lý team như thế nào bằng các câu hỏi như: Bạn đã phân công team mình như thế nào, căn cứ vào đâu để phân việc cho từng người? Có phát sinh bất đồng gì trong lúc thực hiện, bạn giải quyết nó thế nào? => Khai thác sâu để xem có đúng bạn ấy giữ vai trò trưởng nhóm hay không.

 + "R": Kết quả giải nhất có được ghi nhận bằng bằng khen hay gì đó không? => Nhằm xác minh lần nữa thông tin.

Trên đây là một ví dụ về một tình huống thực tế. Bạn hãy tiếp tục phân tích và đưa ra bảng câu hỏi follow up theo mô hình STAR cho tình huống bạn ứng viên A đã đi thực tập 6 tháng thì như thế nào nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, bạn vui lòng để lại comment hoặc gửi vào phần liên hệ bên dưới blog. Cám ơn bạn đã tham gia khoá học này.

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh YoutubeFanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook