Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương

Và trong bài học dành cho những newbie này, mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách có thể xây dựng một thang bảng lương đơn giản.

Và trong bài học dành cho những newbie này, mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách có thể xây dựng một thang bảng lương đơn giản.

Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học C&B cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương.

Để xây dựng được một thang bảng lương thì không đơn thuần một bạn C&B có thể làm được, bởi vì một chức danh công việc được hưởng mức lương nào, hệ số ra sao thì không phải do bạn quyết định. Nên đa số là bạn sẽ được nhận các dữ liệu có sẵn và hoàn thiện nó mà thôi.

Và trong bài học dành cho những newbie này, mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách có thể xây dựng một thang bảng lương đơn giản. Chứ mình không đi sâu tìm hiểu lý do tại sao vị trí công việc này hưởng lương cao hơn vị trí công việc kia bạn nhé!

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, bậc lương được thiết kế dựa trên các chức danh công việc của doanh nghiệp. Thang bảng lương chính là cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc, doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.

Một công ty có thang bảng lương đầy đủ thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên theo đúng năng lực. Từ đó giúp tạo động lực cho người lao động luôn cố gắng và nỗ lực trong công việc, giúp tăng năng suất lao động. Đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán chi phí lao động khi có nhu cầu mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh.

Thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ, thang bảng lương thường sẽ thể hiện mức lương cứng của người lao động. Tức là có thể người lao động còn nhận được những phu cấp khác, KPI, bonus...Và công ty thường lấy mức ghi trên thang bảng lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Một số công ty chuyên nghiệp và bài bản hơn thì sẽ có thêm một Hệ thống lương thưởng bên cạnh thang bảng lương này. Để xây dựng được Hệ thống lương thưởng sẽ xuất phát từ Sứ mệnh & Tầm nhìn của Công ty - Cơ cấu tổ chức, sau đó phải phân tích và xếp hạng vị trí công việc, chức danh dựa trên Mô tả công việc...Đây là công việc dành cho các cấp từ Manager trở lên.

Căn cứ pháp lý xây dựng thang bảng lương

Trước đây, theo Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, từ 2021 thì Công ty không phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước nữa. Điều này giúp giảm bớt các quy trình giấy tờ, thủ tục không cần thiết.

Điều 93 Bộ luật Lao động 2019

Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP nêu rõ các Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng

Các bạn lưu ý là mức lương tối thiểu vùng có thể sẽ thay đổi hàng năm hoặc không. Mức lương mình trích dẫn bên dưới là áp dụng từ năm 2020 và sẽ có hiệu lực cho đến khi có văn bản thay thế.

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Quy trình xây dựng thang bảng lương

1. Quyết định ban hành hệ thống Thang bảng lương: Lập theo mẫu đính kèm

2. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương: Lập theo mẫu đính kèm, nhưng phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Thư ký và một vài CB-NV đại diện.

3. Xây dựng hệ thống Thang bảng lương: Lập theo mẫu, và chú ý các hạng mục:

- Bậc lương: Theo quy định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng bao nhiêu bậc cũng được, thường thì từ 05-07 bậc. Và theo quy chế lương của doanh nghiệp, mỗi lần tăng lương sẽ lên một bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc

- Nhóm chức danh, vị trí công việc: Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp các bạn, với những nhóm cùng chung một mức lương, các bạn có thể gộp chung vào một nhóm. Ví dụ như gộp các vị trí: Nhân sự, Kế toán, Admin... vào chung một nhóm, và hưởng mức lương như nhau

- Mức lương tối thiểu: Căn cứ vào nghị định 90/2019/NĐ-CP để xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp các bạn. 

4. Mức lương các vị trí lấy từ đâu: Thông thường thì Trưởng bộ phận của bạn sẽ có trách nhiệm làm việc với Ban Giám Đốc công ty để quyết định một mức để đảm bảo quỹ lương của doanh nghiệp và có tính cạnh tranh với thị trường.

Bạn có thể tham file Thang bảng mẫu để có thể hình dung cách làm cụ thể và thực tế nhé!

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook