Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp

Để có một buổi phỏng vấn thành công, đòi hỏi người phỏng vấn phải có những kỹ năng đặt câu hỏi chuyên nghiệp.
Để có một buổi phỏng vấn thành công, đòi hỏi người phỏng vấn phải có những kỹ năng đặt câu hỏi chuyên nghiệp, để có thể tạo cho ứng viên tâm lý thoải mái và tự tin.

Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp.

Để có một buổi phỏng vấn thành công, đòi hỏi người phỏng vấn (interviewer) phải có những kỹ năng đặt câu hỏi chuyên nghiệp, để có thể tạo cho ứng viên tâm lý thoải mái và tự tin.

Đồng thời kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp giúp cho bạn xác định chính xác thông tin mà ứng viên cung cấp. Từ đó có cơ sở chính xác để ra quyết định tuyển dụng đúng người và phù hợp với yêu cầu. 

Mình cùng nhau đi vào nội dung chính của bài học Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn chuyên nghiệp các bạn nhé!

{tocify} $title={Xem Menu bài viết}

Câu hỏi mở đầu buổi phỏng vấn

Phần câu hỏi mở đầu rất cần thiết, nó tạo cho ứng viên sự thoải mái khi chuẩn bị bước vào buổi phỏng vấn. Bạn có thể đặt vài câu hỏi như: hỏi thăm về tình hình giao thông khi đến đây, bạn có khó khăn gì khi tìm địa chỉ công ty hay không?

Và đừng quên hỏi ứng viên đã sẵn sàng để bắt đầu hay chưa trước khi vào nội dung phỏng vấn chính thức. Câu hỏi này nghe có vẻ thừa, nhưng nó có tác dụng cho ứng viên giải toả áp lực tâm lý rất tốt.

Câu hỏi follow up

Câu hỏi follow up thường được sử dụng khi ứng viên kể về các nhiệm vụ chính (task) đã làm trong quá khứ, các thành tích đã đạt được...người phỏng vấn sẽ sử dụng dạng câu hỏi follow up này.

Tức là dựa trên các tình huống kinh nghiệm của ứng viên đưa ra, bạn sẽ hỏi tiếp các thông tin chưa được làm rõ hoặc họ cố tình không nhắc đến. Điều này giúp bạn phát hiện ứng viên có nói dối hay không. Hoặc là các kinh nghiệm đó của ứng viên có thực sự có ý nghĩa hay không. 

Ví dụ, khi ứng viên kể về một dự án (project) mà ứng viên đã hoàn thành, bạn sẽ hỏi là họ làm với ai, ai là người đưa ra các nhiệm vụ cho team, ai là người đưa ra quyết định khi có các phát sinh...Để xác định họ đóng vai trò gì trong kết quả cuối cùng đó.

Câu hỏi tình huống và căng thẳng

Căn cứ trên các kinh nghiệm trong quá khứ của ứng viên, sau khi bạn dùng câu hỏi follow up, bạn sẽ tiếp tục chuyển sang dạng câu hỏi tình huống. Tức là bạn sẽ đưa ra những tình huống giả định về những case (trường hợp) của Công ty xem với kinh nghiệm mà ứng viên có thì họ sẽ xử lý thế nào, đưa giải pháp ra sao. 

Bạn sẽ phát hiện được kinh nghiệm ứng viên có thực hay không, hoặc cách xử lý đó có phù hợp với Công ty mình hay không. Với câu hỏi tạo tình huống căng thẳng để đánh giá thái độ ứng viên, bạn lưu ý có giải thích hoặc đính chính cuối buổi phỏng vấn để ứng viên không hiểu nhầm.

Câu hỏi mở rộng

Ngoài các kiến thức chuyên môn, thì việc đặt các câu hỏi mở rộng nhằm khai thác các thông tin về kiến thức và các mối quan hệ xã hội, sở thích và thói quen cá nhân cũng cho biết ít nhiều về tính cách, mức độ gắn bó của họ.

Bạn nên có phần câu hỏi mở rộng này trong buổi phỏng vấn chuyên nghiệp. Vì việc đánh giá sự phù hợp cũng không kém phần quan trọng so với kiến thức chuyên môn. Vì giỏi mà vào không phù hợp văn hóa học cũng sẽ không gắn bó.

Nhưng lưu ý là trong quá trình đặt câu hỏi mở rộng, sẽ có một số câu hỏi tế nhị hoặc hơi cá nhân. Nên đòi hỏi bạn phải khéo léo khi dung câu hỏi mở, để không gây sự phản cảm như kiểu bạn đang điều tra đời tư của họ

Câu hỏi kết thúc

"Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi hay không?", đây gần như là một câu hỏi bắt buộc. Nó giúp ứng viên chủ động đưa ra những băn khoăn hay vướng mắc của họ, nó tạo ra việc trao đổi thông tin hai chiều, ứng viên sẽ thoải mái và có đầy đủ thông tin hơn. 

Vì đôi khi, sau các quy trình phỏng vấn bạn chọn họ mà họ không chọn bạn, nếu họ chưa có đủ thông tin cần thiết. Nên nhớ đừng quên phần kết thúc này để buổi phỏng vấn trọn vẹn bạn nhé!

Và tất nhiên, còn rất nhiều kiểu đặt câu hỏi khác bạn có thể linh hoạt sử dụng. Ví dụ như dùng câu hỏi yes/no, tùy vị trí, tùy tình huống mà bạn có thể kết hợp cho hợp lý. Chúc các bạn sẽ có buổi phỏng vấn chuyên nghiệp và thành công.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, bạn vui lòng để lại comment hoặc gửi vào phần liên hệ bên dưới blog. Cám ơn bạn đã tham gia khoá học này.

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook