Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 2

Luật lao động được xem là kiến thức nền cơ bản nhất cho những ai muốn theo đuổi công việc Nhân sự, hoặc các bạn đang học chuyên nghành có bộ môn này.

Luật lao động được xem là kiến thức nền cơ bản nhất cho những ai muốn theo đuổi công việc Nhân sự, hoặc các bạn đang học chuyên nghành có bộ môn này.

Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 2

Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học Tìm hiểu về Bộ luật Lao động cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Hỏi đáp nhanh về Bộ luật Lao động 2019 - Phần 2

Bên cạnh các câu hỏi đã được mình tổng hợp, thì các bạn cũng có thể gửi thêm bất kỳ câu hỏi liên quan nào về Bộ luật Lao động vào mục Liên hệ bên dưới blog. Trong phạm vi kiến thức cho phép, mình sẽ cố gắng giải đáp cho các bạn trong thời gian sớm nhất.

Mặc dù đã cố gắng kiểm tra kỹ nội dung cung cấp, tuy nhiên vẫn có thể có những sai sót nhỏ ngoài mong muốn, bạn có thể để lại phản hồi giúp mình để điều chỉnh kịp thời nhé! Mình rất vui và trân trọng!

Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đăng ký kênh Youtube và Fanpage FB với từ khóa HRVN ACADEMY. Trân trọng

#16. Công ty tuyển NLĐ vào làm công việc giao nhận hàng, và để đảm bảo không bị thất thoát hàng hóa thì công ty quyết định giữ bằng cấp bản chính của NLĐ đến khi nào nghỉ việc sẽ trả được hay không?

Theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 thì đây là hành vi bị nghiêm cấm. Nội dung quy định Cty không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Nhưng thực tế thì vẫn còn 1 số công ty đang thực hiện điều này là trái quy định.

#17. Công ty có quyền yêu cầu người lao động ký thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của công ty hay không?

Theo Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 thì khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

#18. Thời gian thử việc tối đa là bao lâu?

Theo Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp 

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

#19. Nhân viên A kết thúc thời gian thử việc 2 tháng nhưng được công ty đánh giá chưa đạt. Tuy nhiên, công ty muốn tạo điều kiện cho nhân viên A thêm 1 cơ hội nên quyết định gia hạn thêm 1 tháng thử việc. Như vậy có đúng quy định không?

Theo Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019: Công ty chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Vậy nên công ty gia hạn thời gian thử việc là trái quy định.

#20. Mức lương thử việc là bao nhiêu? Công ty trả 100% lương trong thời gian thử việc được hay không?

Theo Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Vậy công ty trả 100% lương trong thời gian thử việc là hoàn toàn phù hợp và được Bộ luật Lao động khuyến khích.

#21. Khi NLĐ hoặc công ty muốn kết thúc thời gian thử việc thì mỗi bên cần báo trước bao lâu?

Theo Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

#22. NLĐ xin nghỉ trong thời gian thử việc thì có được nhận lương không?

Theo Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. => Cho nên, NLĐ vẫn được nhận lương những ngày đã làm việc.

#23. Công ty muốn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì cần các điều kiện gì?

Theo Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019: 

- Lý do: Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh 

- Thời gian: Không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, trên 60 ngày thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản 

- Công ty phải có quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà cty được điều chuyển NLĐ 

- Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc 

- Lương theo công việc mới. Nếu thấp hơn thì bảo lưu 30 ngày đầu, sau đó tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ 

#24. Thời gian báo trước khi nghỉ việc là bao lâu?

Theo Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019: Khi NLĐ xin nghỉ việc thì thời gian cần báo trước sẽ tùy thuộc HĐLĐ đang ký:

- 45 ngày đối với HĐLĐ ko thời hạn 
- 30 ngày đối với HĐLĐ từ 12 – 36 tháng 
- 3 ngày nếu HĐLĐ dưới 12 tháng

#25. NLĐ bị công ty ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động thì NLĐ muốn nghỉ việc cần báo trước bao nhiêu ngày?

Theo Điều 35 thì Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp này. Và vẫn được xem là đúng quy định. 
P/S: NLĐ nên có đủ bằng chứng cho các trường hợp này để tự bảo vệ bản thân.

#26. Thế nào là Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc?

Theo điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì để đánh giá NLĐ không hoàn thành công việc, Công ty đảm bảo các yêu cầu:

- Công ty phải có Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được ban hành trong quy chế lương của Công ty hoặc có thể hiện trên HĐLĐ. 

- Tiêu chí đánh giá này đã có tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

#27. Khi NLĐ không hoàn thành công việc theo câu hỏi 26 thì Công ty đơn Phương chấm dứt HĐLĐ được hay không?

Theo Điều 36 BLLLĐ thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ không hoàn thành công việc theo quy định tại điều này. Nhưng phải báo trước theo thời gian quy định tùy loại HĐLĐ đang ký.

#28. Nhân viên B nghỉ việc 5 ngày liên tục mà không có lý do và không thông báo nên bị công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ thì đúng hay không?

Theo Điều 36 BLLLĐ thì công ty có quyền đơn Phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

#29. Nhân viên C đang ký HĐLĐ không xác định thời hạn; Và đang điều trị bệnh dài ngày được 7 tháng; Và công ty đã ra quyết định đơn Phương chấm dứt HĐLĐ thì có đúng không?

Theo Điều 37 BLLLĐ thì: Cty chỉ được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này khi: 

- Với HĐLĐ ko xác định thời hạn: NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục. 

- Với HĐLĐ thời hạn từ 12 đến 36 tháng: NLĐ đã điều trị 06 tháng liên tục 

 - Với HĐLĐ dưới 12 tháng: NLĐ đã điều trị quá nửa thời hạn HĐLĐ 

=> Trường hợp này công ty đã làm sai quy định

#30. Công ty có được chấm dứt HĐLĐ với trường hợp Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?

Theo Điều 37 BLLLĐ thì Công ty không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trừ trường hợp là HĐLĐ hết hạn trong thời gian này.

(Còn tiếp)

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook