Xem video các khóa học Nhân sự miễn phí trên Youtube. XEM NGAY

Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả

Làm sao để có thể xử lý được nhanh chóng tất cả hồ sơ ứng tuyển gửi về? Cùng tham khảo bạn nha.
Để không mất thời gian của người phỏng vấn và người đi tìm việc, thì bước sàng lọc hồ sơ xin việc là một bước cần thiết không nên bỏ qua trong quy trình tuyển dụng. Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả


Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả.

Để không mất thời gian của người phỏng vấn và người đi tìm việc, thì bước sàng lọc hồ sơ xin việc là một bước cần thiết. Trong hàng trăm CV gửi về, bạn chỉ có thể chọn những ứng viên đủ điều kiện về mặt lý thuyết để mời tham gia phỏng vấn trực tiếp.

Vì không phải ứng viên nào cũng đọc kỹ yêu cầu công việc của bạn. Có bạn ứng viên còn gửi CV đại trà cho tất cả các nhà tuyển dụng mà họ xem được thông tin tuyển dụng. Kiểu như thà đánh nhầm hơn bỏ sót.

Cho nên, trong quá trình sàng lọc CV ứng viên thì bạn cần phải có các kỹ năng và một chút mẹo để việc xứ lý khâu này được nhanh chóng mà không bị bỏ qua các CV tốt và tiềm năng. Mình cùng nhau đi vào nội dung chính của bài học Cách sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả các bạn nhé!

Xem xét các yếu tố ưu tiên

Nếu bạn tuyển số lượng ít, thì việc sàng lọc hồ sơ khá dễ dàng. Bạn sẽ có đủ thời gian để soi từng chi tiết và chọn lọc kỹ lưỡng ứng viên phù hợp để mời tham gia phỏng vấn xin việc.

Nhưng nếu bạn tuyển số lượng lớn, và số lượng apply (ứng tuyển) rất rất nhiều, thì bạn sẽ không xem hết được. Nên chắc chắn chỉ có thể xem qua các nội dung chính trong CV, căn cứ trên bản Mô tả công việc của vị trí cần tuyển.

Cho nên lúc này, bạn cần phải lập một bảng danh sách các yếu tố ưu tiên mà trong CV phỏng vấn xin việc của ứng viên phải có. Lúc này, bạn chỉ cần căn cứ vào đó để chọn, giúp bạn không mất thời gian phải đọc quá nhiều nội dung trên CV của ứng viên. Đặc biệt là có những ứng viên viết CV rất dài.

Một vài gợi ý về yếu tố ưu tiên theo thứ tự lần lượt bạn có thể xem xét. Lưu ý là đây là gợi ý, tuỳ thực tế vị trí bạn tuyển mà lập bảng các yếu tố ưu tiên cho phù hợp:

- Kinh nghiệm chuyên môn, các từ khoá chuyên ngành bắt buộc phải có. 

-  Mức lương mong muốn, địa điểm làm việc

- Khả năng thực hiện và thành tích công việc trong quá khứ

- Các kinh nghiệm mới, kiến thức mới mà ứng viên có

- Phù hợp với văn hóa công ty

Và có một tin vui là các website tuyển dụng hiện tại đang bắt bổ sung tính năng chấm điểm phù hợp của các ứng viên apply so với nội dung tin tuyển dụng bạn đăng nhờ dựa vào các từ khóa (key words). Đây là một bước tiến trong việc ứng dụng AI và Big Data, giúp tiết kiệm thời gian và tăng sự tự động hóa. Mặc dù thời điểm này nó chưa thực sự hoạt động tốt, nhưng sẽ là xu hướng trong tương lai gần.

Các yếu tố điểm cộng

Trong một trường hợp khác, bạn có 10 CV đều tốt như nhau nhưng bạn chỉ mong muốn mời 5 người đến tham gia phỏng vấn trực tiếp. Vậy thì bạn cần phải xét thêm yếu tố điểm cộng.

Hoặc bạn tuyển các vị trí không yêu cầu kinh nghiệm, ưu tiên các bạn sinh viên mới ra trường chẳng hạn. Thì khi thực hiện sàng lọc hồ sơ ứng viên, bạn có thể xem xét thêm các yếu tố khác để làm căn cứ đánh giá.

Sau đây là vài gợi ý để bạn có thể hình dung về các yếu tố điểm cộng có thể áp dụng trong quá trình sàng lọc CV như sau:

- Các hoạt động xã hội mà họ đã tham gia trong quá trình đi học

- Kỹ năng viết và trình bày CV chỉnh chu, logic và không sai chính tả

- Đã từng thực tập chưa, thành tích đạt được

- Có đi làm thêm hay không

Các yếu tố điểm cộng cũng là phần bổ trợ cho bạn đánh giá tính cách, điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên. Để cân nhắc xem họ có phù hợp với văn hoá team và văn hoá công ty hay không.

Việc sàng lọc hồ sơ đúng cách và khoa học giúp cho bạn mất tiết kiệm được nhiều thời gian để tập trung vào buổi phỏng vấn trực tiếp. Hạn chế được tối đa các lỗi thường gặp trong qua trình phỏng vấn nhưng vẫn đảm bảo tuyển đúng người. 

Đây là cánh cửa đầu tiên để ứng viên được có cơ hội thể hiện và show ra năng lực của mình, nên bạn đừng làm qua loa vì có thể chính bạn đã loại mất cơ hội việc làm của ai đó. Hãy làm bằng cả trái tim bạn nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, bạn vui lòng để lại comment hoặc gửi vào phần liên hệ bên dưới blog. Cám ơn bạn đã tham gia khoá học này.

Tôi là Thành HR - Follow mình để nhận bài học mới nhất nha. facebook